Skip to content Skip to navigation

Kéo dài thời gian dùng thử Windows Server thành 240 ngày

Như tất cả chúng ta đã biết, hệ thống phần mềm, hệ điều hành cũng như ứng dụng của Microsoft đã trở thành 1 phần gần như không thể thiếu đối với bất kỳ người dùng cá nhân hoặc công ty, tổ chức nào.

Các bạn có thể sử dụng những công cụ đó để phát triển, kiểm tra hoặc ứng dụng lên hệ thống sẵn có, hoặc 1 môi trường ảo bất kỳ nào đó mà không phải bận tâm quá nhiều về chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm rất dễ nhận ra ở đây là không phải ai cũng có điều kiện mua bản quyền sử dụng những phần mềm của Microsoft, mà thay vào đó họ chỉ có thể sử dụng khoảng thời gian dùng thử - Trial ít ỏi của phần mềm đó. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn và giới thiệu với các bạn một số mẹo nhỏ được sử dụng để kéo dài thời gian Trial của hệ điều hành Windows Server 2008 R2.

Cơ chế hoạt động:

Khi người sử dụng chính thức kích hoạt khoản thời gian dùng thử của Windows Server 2008 R2 (khoảng 180 ngày). Sau đó, họ phải mua key để kích hoạt phần mềm, hoặc hệ thống sẽ tự động tắt sau 1 giờ làm việc. Và với hầu hết các ứng dụng yêu cầu kích hoạt của Microsoft thì đều có 1 khoảng thời gian được sử dụng nhất định (khoảng vài ngày) và gần như không hạn chế về tính năng trước khi bắt buộc phải đăng ký. Và trong trường hợp của Windows Server 2008 R2 thì khoảng thời gian này là 10 ngày – có thể được tái thiết lập tối đa là 5 lần trước khi bắt buộc phải kích hoạt. Khi tận dụng tối đa ưu điểm của cách làm này, chúng ta sẽ có thêm 60 ngày sử dụng nữa.

Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý rằng giải pháp này hoàn toàn hợp lệ và được khuyến khích sử dụng bởi Microsoft, chúng tôi chỉ hướng dẫn những bước cơ bản để đơn giản và tự động hóa toàn bộ quá trình thiết lập.

Thiết lập lại Grace Period:

Trước tiên, Reset Activation Timer sẽ tận dụng tối đa ưu điểm của 5 lần “tái sử dụng” 10 ngày – khoảng thời gian gia hạn thêm của Windows Server 2008 R2. Và mỗi lần thao tác này được thực hiện, thì cũng là 1 lần khoảng thời gian cố định được hệ thống “gọi ra”. Lần thứ nhất là 10 ngày tiếp theo tính từ lần hệ thống khởi động đầu tiên áp dụng chu kỳ “tái sử dụng” trên.

Các bạn cần lưu ý rằng có công cụ hỗ trợ để tính toán và xác định khoảng thời gian này, bao gồm cả các thông tin có liên quan sẽ được chúng tôi đề cập đến trong phần dưới của bài viết.

Công cụ hỗ trợ Reset Activation Timer

Cú pháp lệnh thực sự là gọi đoạn script slmgr.vbs với tham số -rearm đi kèm khi hệ thống khởi động lại.

Chi tiết của Reset Activation Timer

Và kết quả là quá trình trên sẽ reset số ngày còn lại được sử dụng cho tới khi kích hoạt.

Hệ thống reset số ngày còn lại được sử dụng

Ảnh chụp minh họa ở đây là 8 ngày, nhưng trong thực tế sẽ là 0.

Kết quả tại bước này

Trở lại thành 10.

Activate Server:

Sau khi sử dụng hết các lệnh reset/rearm như trên, chúng ta sẽ phải kích hoạt server – hay còn gọi là quá trình Activate Server. Và công đoạn này sẽ thiết lập khoảng thời gian là 10 ngày kể từ thủ tục “gọi” lần cuối cùng tới phần “Reset Activation Timer” ở trên:

Quá trình Activate Server

Tác dụng của câu lệnh ở đây là gọi đoạn script slmgr.vbs nhưng đi kèm với đó là tham số -ato (thực hiện chức năng kích hoạt) sau khi hệ thống khởi động lại:

Tác dụng của tham số -ato đi kèm

Và kết quả cuối cùng tại đây là 180 ngày sử dụng cho tới khi chính thức yêu cầu kích hoạt hệ thống:

Hệ thống sẽ có thêm 180 ngày sử dụng

Nhập Scheduled Tasks:

Trong khi có thể tự tạo ra các lịch trình thực hiện công việc theo cách tự động thì để tiện lợi hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn cách làm đơn giản hơn qua việc sử dụng file XML như dưới đây.

Để bắt đầu, các bạn hãy mở Task Scheduler, nhấn chuột phải vào phần Task Scheduler Library và chọn Import Task:

Sử dụng chức năng Import Task

Trỏ đường dẫn tới thư mục Tasks sau khi được giải nén và chọn tiếp 1 thành phần bất kỳ. Sau khi lựa chọn thì các bạn cần phải thay đổi tài khoản của tác vụ đó để hoạt động phù hợp với server. Tại cửa sổ Create Task (sẽ được mở ra sau khi chọn task để nhập), nhấn nút Change User or Group:

Nhấn nút Change User or Group

Nhập administratorCheck Names rồi OK:

nhập administrator

Và chúng ta sẽ thấy tài khoản Administrator hiển thị như hình dưới:

Tài khoản Administrator hiển thị

Sau đó, khi áp dụng thiết lập của task, hệ thống sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu tương ứng của Administrator:

Nhập mật khẩu tương ứng

Tiếp tục, lặp lại các thao tác trên với từng file task XML tương ứng.

Cấu hình Scheduled Tasks:

Việc đầu tiên chúng ta cần làm ở đây là thiết lập Dates, hay cụ thể là cập nhật ngày tháng cụ thể của task đã được sắp xếp theo lịch. Và để đơn giản hóa quá trình này, chúng tôi đã cung cấp sẵn công cụ hỗ trợ để tính toán thời điểm chính xác đối với từng task. Các bạn chỉ cần chạy file ActivationDates_RunMe.bat (được giải nén ra từ file zip) và kết quả thu được sẽ trông như hình dưới đây.

Chạy file ActivationDates_RunMe.bat

Cập nhật thời gian tương ứng của Scheduled Task theo mức sử dụng tối đa

Xét theo đúng lý thuyết thì khoảng thời gian hoạt động sau khi kích hoạt của server sẽ kết thúc sau 240 ngày. Trong khi chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra khoảng thời gian còn lại bằng cách đăng nhập vào hệ thống thì hoàn toàn có thể tự động hóa quá trình này bằng cách cấu hình để hệ thống gửi email thông báo hàng ngày tới hòm thư của bạn về bạn thời gian còn lại.

Kiểm tra thời gian hoạt động của server

Và để thực hiện, các bạn sẽ cần phải có công cụ Blat được cài đặt và thiết lập sẵn trên hệ thống. Tất cả những gì chúng ta cần làm ở đây là tải Blat, giải nén vào thư mục C:\Windows (hoặc bất kỳ đường dẫn nào khác được thiết lập trong phần PATH), và trong giao diện dòng lệnh, thay đổi thuộc tính send theo mẫu dưới đây:

BLAT -install <email server> <sender email address>

Ví dụ, để cấu hình Blat gửi email qua server smtp.myemail.com, cụ thể là địa chỉ notify@myemail.com thì cú pháp lệnh sẽ như sau:

BLAT -install smtp.myemail.com notify@myemail.com

Sau khi Blat được thiết lập, bên dưới tab Actions, các bạn hãy chỉnh sửa lại phần Action bằng cách nhấn nút Edit:

Nhấn Edit để sửa Action

Bên dưới phần gán thêm tham số, chọn phần cuối cùng của dòng lệnh và thay đổi giá trị đằng sau -to thành địa chỉ email sẽ được gửi thông báo tới. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa phần body hoặc subject của email cũng được thực hiện tại đây.

Thay đổi thông số phù hợp

Áp dụng thiết lập, việc cần làm tiếp theo là kiểm tra hoạt động của chức năng trên bằng cách chọn Scheduled Task Library, nhấn chuột phải vào Email Server và chọn Run:

Kiểm tra

Nếu mọi thứ được cấu hình chuẩn xác thì bạn sẽ nhận được email thông báo tại địa chỉ hòm thư đã khai báo:

Thông báo được gửi về email đã đăng ký

Điều cuối cùng cần chú ý ở đây là thao tác này sẽ hoạt động hàng ngày trước thời gian hết hạn của server 10 ngày. Chúc các bạn thành công!